pin robot hút bụi là gì và cách khắc phục

Robot hút bụi lau nhà hiện nay được rất nhiều chị em phụ nữ nội trợ sử dụng để tiết kiệm thời gian lau dọn nhà cửa. Tuy nhiên, chúng ta thường sẽ không tránh khỏi những lo lắng, bực nhọc vì lỗi máy móc của robot hút bụi. Hiểu được khó khăn của bạn, sclean sẽ tổng hợp những vấn đề thường gặp khi robot bị hỏng và liệt kê cách sửa robot hút bụi một cách cơ bản dành cho người mới mua sử dụng.

105a0450

1. Robot hút bụi bị lỗi chồng chéo bản đồ:

Lỗi chồng chéo bản đồ tức là robot sẽ bị mất phương hướng, không định vị được bản đồ, thường sẽ đi lung tung như đi vòng tròn, đi lùi,… Nguyên nhân:

  • Do bộ cảm biến của robot đang không hoạt động hoặc đang bị lỗi.
  • Trên sàn có quá nhiều vật cản, đặc biệt là có quá nhiều thảm lau chân

Cách sửa:

  • Dùng khăn khô lau sạch bụi bẩn và làm khô các vết nước bám trên các bề mặt cảm biến của robot hút bụi.
  • Hạn chế vật cản, giảm số lượng thảm lau chân trên sàn.
  • Thường xuyên dọn vật cản khác ở gần khu vực thảm lau chân.

2. Không sạc pin được hoặc sạc pin không vào

Đây là lỗi thường gặp nhất, cụ thể là trong lúc sạc pin cho robot hút bụi vào dock sạc nhưng không hiện nguồn điện đang sạc hoặc pin không vào được.

Nguyên nhân:

  • Quên bật công tắc nguồn
  • Chưa cấp nguồn điện cho đế sạc robot

Cách sửa:

  • Kiêm tra ổ cắm, dây diện đã có điện hay chưa,
  • Đảm bảo rằng công tắc nguồn của robot hút bụi luôn luôn bật.
  • Vệ sinh bụi bẩn, lau sạch các vết dính bám lên phần tiếp xúc giữa robot và đế sạc.

3. Robot không thể tự quay về Dock sạc.

Sau khi lau dọn xong nhưng robot không thể tự quay về trạm sạc được mà vẫn đi lung tung

Nguyên nhân:

  • Do đặt trạm sạc quá xa so với vị trí mà robot hút bụi đến dọn dẹp.
  • Có thể do có nhiều vật cản lớn trên đoạn đường robot quay trở về.
  • Nguyên nhân phổ biến hơn là do chúng ta không cho robot đi từ trạm sạc

Cách sửa:

  • Đặt trạm sạc ở vị trí gần hơn với nơi mà robot đang dọn dẹp.
  • Nên đặt dock sạc cố định ở một chỗ, không được xê dịch sang nơi khác
  • Phải cho robot hút bụi bắt đầu đi từ dock sạc cho đến khi xong việc để robot có thể “nhớ đường về”

105a0459

4. Robot gây tiếng ồn lớn, lực hút bị yếu

Đa số robot hút bụi sẽ hay gặp phải lỗi này, gây tiếng ồn lớn và lực hút của robot cũng bị yếu hơn so với bình thường

Nguyên nhân:

  • Vì hộp bụi của robot có quá nhiều rác và bụi bẩn bám vào.
  • Phần chổi giữa và chổi cạnh của robot có quá nhiều tóc, lông vật nuôi bám vào hoặc các loại rác khác có kích thước lớn quấn vào phần chổi.

Cách sửa:

  • Tắt nguồn, tháo hai bộ phận chổi của robot và vệ sinh lại cho sạch sẽ. Các chị em lưu ý là với cách sửa robot hút bụi này, chúng ta không nên sử dụng các hóa chất tẩy rửa để vệ sinh, để tránh bị ảnh hưởng đến các bộ phận máy móc khác.
  • Vệ sinh thường xuyên bộ phận hộp bụi của robot, không được để hộp bụi có tình trạng chứa quá đầy.

5. Robot không thể kết nối được wifi

Với trường hợp lỗi này chủ yếu là do đường truyền mạng không dây wifi tại nhà bạn. Các bạn cần phải kiểm tra lại kết nối Internet ổn định trở lại và nên đặt robot hút bụi ở nơi bắt được sóng wifi tốt nhất có thể.

6. Robot không hoạt động được

Đây là lỗi thường hay gặp ở robot hút bụi vì lúc này robot đã bị hết pin nên không hoạt động được. Cách sửa robot hút bụi ở trường hợp này rất đơn giản, các bạn chỉ cần cho robot trở về với dock sạc và sạc pin như bình thường là được. Đôi khi, chúng ta cũng cần phải kiểm tra bộ phận mô-tơ hoặc các bộ phận chổi của robot xem có bị mắc kẹt vật cản gì không nhé, vì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc robot bị ngưng lại, không hoạt động được

Khi nào nên mang robot hút bụi đến địa điệm sửa chữa, bảo hành

Qua chủ đề trên, các chị em phụ nữ đã được tìm hiểu những vấn đề thường gặp về lỗi thiết bị cũng như biết được cách sửa robot hút bụi có thể làm tại nhà mà không cần đem ra cửa hàng bảo hành sửa chữa. Tuy nhiên, có những trường hợp chúng ta cần phải mang robot hút bụi đến địa điểm mua robot để được bảo hành và sửa chữa theo định kỳ. Vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự sửa và tự xử lý tại nhà. Robot hút bụi làm việc thường xuyên nên các bộ phận sẽ bị giảm tuổi thọ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất hoạt động.

Sau khi sử dụng robot hút bụi được 6 tháng, các chị em nên nhớ hãy ra địa điểm bảo hành, sửa chữa để thay các linh kiện mới cho robot hút bụi như: thay pin, chổi quét, hộp bụi pin, đế sạc, tường ảo, màng lọc,…

Qua bài viết trên, Cleanipedia đã chia sẻ cho các bạn về những vấn đề về lỗi gặp phải và cách sửa robot hút bụi cơ bản cho người mới. Hi vọng các chị em phụ nữ có thể xử lý được những tình huống khi robot hút bụi gặp lỗi và nên thường xuyên mang đến địa điểm sửa chữa để bảo hành nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *